Duck hunt
phucma.xtgem.com
Tinh thần thỏai mái Cái quan trọng nhất khi bắt tay vào học bài là tinh thần của bạn được thoải mái tuyệt đối, không lo âu và phiền muộn về bất cứ một vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ dành toàn bộ tâm trí cho việc học và hiệu quả sẽ được nhân lên rất nhiều đấy! Còn nếu như khi học mà bạn cứ mãi lo nghĩ về một vấn đề gì đó thì sẽ không thể nào thuộc bài nổi đâu, mà nếu như có thuộc thì cũng "ba chữ bên Tây, ba chữ bên Tàu" mà thôi! Khi học bài bạn cũng không nên xem TV hoặc nghe nhạc nhé! Nếu không các bạn sẽ bị "tẩu hỏa nhập ma" và việc học cứ kéo dài lê thê mà chẳng vô được chữ nào. Một chút gì đó tẩm bổ cho cơ thể trước khi bắt tay vào học bài cũng là cách nâng cao khả năng tiếp thu đấy bạn ạ! Thử dành cho mình một ly sữa hay một ly nước mát xem sao! Hiệu quả lắm đấy! Khi đã đặt mục tiêu thì các bạn phải nhất quyết làm cho được và khi đó bài vở cứ việc đi sâu vào trí nhớ của bạn một cách dễ dàng, yên tâm được chút rồi nhé! Những điều cần nhớ Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ cái tựa bài cần học vì tựa bài là bao hàm cả một bài học, bạn cần nắm bắt tựa bài thì mới khái quát được bài mà mình cần học. Tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Khi nắm được khung sườn của bài thì bạn sẽ an tâm và dễ dàng đi vào bài học hơn. Điều quan trọng là học phần nào phải dứt điểm phần đó! Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy qua phần kia. Khi đó bạn sẽ không chắc chắn được phần đầu mà phần sau cũng không đi vào đâu! Khi đã học thuộc bài học cần ôn lại hai ba lần để củng cố, tránh việc mới học xong một lần đã quẳng vở vào xó rồi đi ngủ hay đi xem phim thì ngày mai sẽ quên tất tần tật hết! Gạch dưới những ý chính cần thiết nhất để học cũng là một cách giúp bạn nắm ý nhanh hơn, cách này dùng cho các bạn thi trắc nghiệm và các bạn học Sử vì có các cột mốc ngày tháng chi chít khó nhớ! Điều nên tránh Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế sẽ chẳng ăn thua vào đâu cả. Môn nào thì học dứt điểm môn đó! Nếu như bạn quá ôm đồm thì hậu quả là bạn sẽ chẳng thuộc được gì mà nhiều khi còn lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" thì nguy! Không nên vừa ăn nhóp nhép vừa học vì việc này vừa mất lịch sự vừa làm mất tập trung! Gia đình bạn nào có có ông bà lớn tuổi thì càng nên tránh việc này kẻo không bị rầy thì chẳng còn tâm trí đâu mà học nữa! Không nên học bài khi bạn đang có cuộc hẹn vì khi đó bạn chắc chắn sẽ lo ra và chỉ học qua quít cho xong, kết quả chẳng khả quan là mấy! Thật ra không khó để học thuộc bài, đúng không nào! Hãy tận dụng những bí quyết của MTO cộng thêm những cách học sáng tạo của riêng bạn để chinh phục những môn học bài "khó nuốt" bạn nhé! Chúc bạn thi thật tốt và "rinh" thật nhiều điểm 10!
hoc tot Những kỳ thi căng thẳng đồng nghĩa với việc học sinh sinh viên phải học nhiều hơn. Kết quả là nhiều bạn bị suy giảm sức khỏe sau khi kỳ thi kết thúc. Lời khuyên của các chuyên gia Hàn Quốc dưới đây sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe trong suốt những mùa thi. Tránh mệt mỏi cho mắt Một cuộc khảo sát trên diện rộng tại các trường ĐH Hàn Quốc cho thấy sinh viên chỉ dành 70 ngày/năm cho các hoạt động thể lực bởi lý do họ quá bù đầu với việc học. Kết quả là các sinh viên này luôn thiếu ngủ và làm việc quá với sức chịu đựng của mắt. Đa số các bậc cha mẹ nghĩ rằng việc đọc sách quá nhiều dẫn đến các bệnh về mắt mà không biết rằng việc dùng kính không đúng cũng là một nguyên nhân quan trọng. Hãy chắc chắn rằng kính đang mang phù hợp với mắt của bạn. Nếu hiếm khi chớp mắt do tập trung đọc sách thì mắt của bạndễ bị khô, nguyên nhân dẫn tới đau mắt. Khi học tập, điều quan trọng là để mắt được nghỉ ngơi 5 - 10 phút sau mỗi giờ học. Nếu bạn muốn mắt được thư giãn, hãy nhắm mắt hoặc nhìn vào các vật màu xanh lá cây chẳng hạn như núi non, cây cối hay 1 tấm kính. Ngủ đủ Theo cuộc khảo sát gần đây về giấc ngủ thì học sinh trung học Hàn Quốc chỉ ngủ trung bình là 5,4 tiếng/ngày , ít hơn 100 phút so với học sinh Mỹ, những người ngủ 7 – 8 tiếng/ngày. Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ có xu hướng bù đắp lại sự thiếu hụt, tức là sẽ dẫn tới hiện tượng buồn ngủ vào ban ngày. Học sinh có thể chống cự được với cơn buồn ngủ vào buổi sáng khi mà họ luôn phải căng óc với các bài kiểm tra, các môn học quan trọng. Nhưng vào buổi chiều, học sinh thường lấy lại được sinh lực sau khi nạp đủ năng lượng để tiếp tục cho việc học tới khuya, tức là đi ngược lại với nhịp sinh học của cơ thể. Một cuộc khảo sát khác cho thấy những người ngủ đủ thường có điểm số cao hơn do các tế bào thân kinh được phục hồi tốt hơn những người thiếu ngủ. Vì vậy, điều quan trọng là phải ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày. Khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, các tế bào não có liên quan tới khả năng học tập sẽ không thể làm việc hiệu quả, làm chất lượng học giảm sút. Đi ngủ là cách duy nhất để giải phóng sự căng thẳng của não bộ, nâng cao sức tập trung và khả năng ghi nhớ. Tránh ngồi lâu Trong khi tập trung học tập, các sinh viên thường quên mất việc ngồi đúng tư thế và nghỉ ngơi thích hợp. Nếu chỉ ngồi 1 tư thế trong một thời gian dài, vùng thắt lưng sẽ yếu đi và có thể dẫn tới các bệnh khá nghiêm trọng. Ngồi thẳng, tựa lưng vào ghế và thả lỏng phần thắt lưng. Ngoài ra, bạn nên vươn vai, đứng dậy khoảng 10 phút ít nhất 2-3 làn mỗi ngày. Sự thưa giãn này giúp ngăn ngừa chứng đau thắt lưng. Ngồi sai tư thế ngay từ tuổi teen sẽ dẫn tới rất nhiều vấn đề chẳng hạn như mệt mỏi mãn tính, luôn buồn ngủ và khả năng tập trung thấp. Nghỉ ngơi thỏa đáng và luyện tập nhẹ sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả học tập. Không có chúng, mọi nỗ lực học tập có thể sẽ “đổ xuống sông xuống biển” cả”, bác sĩ Chang Jong-ho, bệnh viện Himchan khẳng định.